“Hãy sẵn sàng” cho sự biến động của BTC – 5 điều cần theo dõi trong tuần này

Dù là tăng hay giảm, những người tham gia thị trường đều đồng ý rằng đã đến lúc Bitcoin (BTC) cần thực hiện một động thái lớn.

Bitcoin khởi đầu tuần mới khiến mọi người “đoán già đoán non” khi vẫn tiếp tục di chuyển trong một phạm vi giao dịch hẹp.

BTC/USD tiếp tục trải qua một ngày cuối tuần không biến động, vẫn chỉ trên mức 19.000 USD.

Bất chấp những dự đoán về một đợt tăng giá hay một đợt điều chỉnh giảm xuống mức đáy vĩ mô tiếp theo, cặp giao dịch này vẫn chưa đưa ra quyết định về quỹ đạo, thậm chí là không thể hiện bất cứ dấu hiệu nào cho thấy một cú breakout hay breakdown sắp xảy ra.

Sau một khoảng thời gian phấn khích ngắn ngủi khi dữ liệu kinh tế Hoa Kỳ được công bố vào tuần trước, Bitcoin đã quay trở lại “vạch xuất phát”, vì hành động giá hiện đang ở chính xác vị trí của nó vào cùng thời điểm hồi tuần trước.

Những yếu tố nào sẽ khiến BTC đột phá phạm vi này? Hãy khám phá các “chất xúc tác” tiềm năng có thể khiến Bitcoin biến động mạnh trong tuần này.

Hành động giá giao ngay khiến các trader kỳ vọng một cú breakout

Đối với các trader, biểu đồ hàng tuần của BTC/USD đang quá tĩnh lặng.

Giảm sâu đáng kể trong điều kiện biến động trong nửa đầu năm 2022, những tháng gần đây cặp giao dịch này thiếu biến động một cách kỳ lạ.

Dữ liệu từ Cointelegraph Markets Pro và TradingView đã chứng minh quan điểm này trong khung thời gian một tuần, Bitcoin tiếp tục thiết lập nến gần như không thay đổi gì so với trước đó.

Theo Cointelegraph đã báo cáo, phạm vi hiện tại rất vững chắc, với chỉ số biến động lịch sử Bitcoin (BVOL) ở mức thấp chỉ được ghi nhận trong một số ít lần.

Co-founder của công ty nghiên cứu và giao dịch tài sản kỹ thuật số Reflexivity Research, William Clemente bình luận vào tuần trước:

Chỉ báo Equity Volatility (VIX) so với Bitcoin Volatility (BVOL) đang đạt mức cao nhất mọi thời đại. Điều này minh họa mức độ thiếu biến động mà Bitcoin hiện đang trải qua.

Một biểu đồ đi kèm đã chỉ ra rõ ràng rằng Bitcoin di chuyển ổn định một cách kỳ lạ trong môi trường hiện tại. Clemente gợi ý rằng đây là dấu hiệu một mô hình cổ điển quay trở lại với mức độ biến động đáng kể sắp xảy ra.

Tuần trước, nhà kinh tế Alex Krueger cũng lưu ý rằng một “động thái bùng nổ” đã dẫn đến mức đáy vĩ mô trên BVOL.

Chuyên gia lập luận rằng dữ liệu vĩ mô của Hoa Kỳ thiếu khả năng thúc đẩy mức độ biến động. Trong trường hợp này, các con số vẫn thiếu yếu tố kích hoạt.

Công ty nghiên cứu tiền điện tử Delphi Digital có cùng quan điểm tương tự, đồng thời bình luận trên Twitter rằng:

Trong quá khứ, khi BVOL giảm xuống dưới giá trị 25, mức độ biến động tăng đột biến có xu hướng xảy ra ngay sau đó.

Trong khi đó, tuần này, nhà phân tích và nhà đầu tư tiền điện tử nổi tiếng Miles Deutscher đã nói với các trader rằng hãy “sẵn sàng” trong khi bình luận về dữ liệu của Delphi.

Biểu đồ chú thích chỉ số biến động lịch sử của Bitcoin (BVOL). Nguồn: Delphi Digital/Twitter

Câu hỏi chung của tất cả mọi người là biến động đó sẽ đưa thị trường đi về hướng nào.

Đối với trader nổi tiếng với biệt danh Il Capo of Crypto đã từng dự đoán Bitcoin giảm xuống mức 20.000 USD từ mức cao nhất mọi thời đại, anh cho biết dự đoán của mình vẫn như cũ.

Một đợt tăng nhẹ sẽ có thể đưa BTC chạm mức 21.000 USD hoặc hơn thế, sau đó BTC/USD sẽ giảm sâu xuống mức thấp nhất trong nhiều năm, ở khoảng 14.000 – 16.000 USD.

Trader này cảnh báo vào cuối tuần:

Một số shitcoin sẽ gặp phải tình trạng bị bơm giá giả trong những ngày này, khi BTC tăng lên 21.000 USD. Điều này có thể khiến bạn ảo tưởng rằng thị trường tăng giá đã trở lại. Lời khuyên của tôi là đừng tham lam. Chốt lời nếu mức này xuất hiện. Hãy bảo vệ vốn của bạn.

Biểu đồ BTC/USD kèm chú thích. Nguồn: Il Capo của Crypto/Twitter

Các yếu tố vĩ mô kích hoạt biến động sắp xuất hiện

Mặc dù có rất ít dự đoán xung quanh những thay đổi chính sách trực tiếp trong tuần này của Cục Dự trữ Liên bang, nhưng vẫn còn rất nhiều yếu tố bên ngoài có thể thúc đẩy sự biến động của tiền điện tử.

Tại Hoa Kỳ, lợi nhuận của công ty sẽ tăng nhanh và đáng chú ý, khi mà các cổ phiếu công nghệ có xu hướng di chuyển thị trường trong trường hợp kết quả giảm nhiều hơn so với kỳ vọng.

Các công ty này chiếm hơn 20% trong S&P 500, giống như các chỉ số khác của Hoa Kỳ đang cho thấy mức độ suy yếu hiếm thấy trong năm nay.

CEO Real Vision, Raoul Pal dự đoán cùng với một biểu đồ đi kèm:

Theo suy nghĩ của tôi, khả năng xuất hiện mức đáy trong một hoặc hai tuần tới là rất cao. Vào tuần tới, chỉ số DeMark hàng tuần của SPX chạm gần đáy của kênh và mức thoái lui 50%, cùng với tâm lý giảm giá.

Biểu đồ hợp đồng futures của S&P 500. Nguồn: Raoul Pal/Twitter

Lập biểu đồ tuần tới, kênh bình luận tài chính The Kobeissi Letter lưu ý răng hãy “chuẩn bị cho những biến động mạnh hơn”.

Kênh này trích dẫn thêm dữ liệu của Hoa Kỳ cùng với lợi nhuận của các công ty trong tuần này, trong khi các quan chức Fed sẽ đưa ra bình luận về chính sách tổng thể.

The Kobeissi Letter nhận định về sức mạnh thị trường chứng khoán trong một bài đăng vào cuối tuần:

Thị trường gấu với mức độ trung bình xuất hiện cuộc suy thoái từ năm 1929 đã giảm 39%. Hơn nữa, cuộc suy thoái trong thị trường gấu này kéo dài 16 tháng. Chúng ta hiện chỉ mới trải qua 10 tháng và S&P 500 chỉ giảm 28%. Điều này có nghĩa là nhiều thiệt hại hơn vẫn còn đang ở phía trước.

Ngoài chứng khoán, chỉ số đồng USD (DXY) cũng “bất động” trong tuần mới, cho đến nay vẫn tránh một cuộc tấn công khác vào mức cao nhất trong 20 năm đã ghi nhận trước đó.

Nhắc lại quan điểm của Il Capo of Crypto, Michaël van de Poppe, CEO của công ty thương mại Eight, gợi ý rằng có thể trong tuần này hoặc tuần tới tài sản rủi ro sẽ chứng kiến một số đợt phục hồi đáng chú ý hơn.

Van de Poppe lưu ý:

Đây là một khu vực quan trọng đối với Bitcoin, vì nó vẫn dao động trong phạm vi này hơn một tháng. Nó cần phải phá vỡ phạm vi 19.400 – 19.600 USD một cách rõ ràng. Nếu điều đó xảy ra, sự biến động có thể bắt đầu. Với cấu trúc của DXY và lợi suất, tôi hy vọng điều này sẽ xảy ra sau 1-2 tuần.

Biểu đồ nến 1 ngày của chỉ số đồng USD (DXY). Nguồn: TradingView

Rủi ro về cú breakdown RSI tương tự năm 2018

Xa hơn, bức tranh về Bitcoin trở nên u ám hơn với các kịch bản giảm giá khi mà dữ liệu biểu đồ hiện tại được so sánh với đáy thị trường gấu năm 2018.

Trong số đó có nhà phân tích nổi tiếng Matthew Hyland, chuyên gia này không hề tỏ ra chút lạc quan nào khi nói đến hành động giá BTC trong vài tháng tới.

Trong một tuyên bố vào cuối tuần, Hyland đã cảnh báo hành vi lặp lại chỉ số sức mạnh tương đối (RSI) của Bitcoin từng được chứng kiến trong quá trình xây dựng giá sàn năm 2018.

Một biểu đồ đi kèm đã chứng minh rõ ràng các lực lượng thị trường gấu quen thuộc đang thống trị, làm tăng thêm nghi ngờ rằng Quý 4/2022 có thể sẽ lặp lại những gì đã xảy ra vào 4 năm trước.

Tài khoản giao dịch Stockmoney Lizards xác nhận rằng họ “đồng ý 100%” với quan điểm này khi sử dụng biểu đồ 3 ngày.

Biểu đồ so sánh BTC/USD với RSI. Nguồn: Matthew Hyland/Twitter

Cấu trúc breakout RSI năm 2018 liên quan đến việc BTC/USD giảm từ 5.500 USD xuống 3.100 USD, hay khoảng 40%.

Hyland nói thêm trong một video liên quan về nhận định này:

Rõ ràng chúng ta vẫn đang chờ đợi động thái lớn này xuất hiện.

Chuyên gia cũng chỉ ra rằng chỉ báo biến động Bollinger Bands cổ điển đang dự đoán một “cơn bão” sắp đến, với các dải thu hẹp báo hiệu một cú breakout của sự biến động.

Biểu đồ nến 1 ngày BTC/USD (Bitstamp) với Bollinger Bands. Nguồn: TradingView

Các hodler vẫn rất quyết tâm

Nhìn vào hành vi của hodler, có thể thấy rõ quyết tâm của hầu hết các holder dài hạn (LTH) vẫn là kiên định.

Dữ liệu mới nhất từ công ty phân tích on-chain Glassnode xác nhận số lượng Bitcoin không còn lưu thông và được cất trong kho lạnh đang chạm mức cao nhất trong 5 năm.

Chỉ số Hodled or Lost Coins ở mức 7,554,982.124 BTC, tương đương với 40% nguồn cung hiện tại kể từ ngày 17/10. Điều này có nghĩa là nhiều BTC đang được nắm giữ hơn bất kỳ lúc nào kể từ cuối năm 2017.

Số lượng BTC của biểu đồ Hodled or Lost Coins. Nguồn: Glassnode/Twitter

Tương tự như vậy, phân phối cũng đang tiếp tục xu hướng tăng tốc có thể thấy trong suốt năm 2022. Số lượng ví có số dư với ít nhất một Bitcoin hiện đang ở mức cao nhất mọi thời đại là hơn 908.000.

Glassnode chỉ ra rằng mặc dù gia tăng tổng thể trong nửa cuối năm 2021, nhưng xu hướng này đã đạt được động lực đáng chú ý trong năm nay.

Biểu đồ số địa chỉ nắm giữ trên 1 BTC. Nguồn: Glassnode

Trong khi đó, phân tích những đồng coin được tích trữ trong bản tin hàng tuần “The Week On-Chain”, Glassnode kết luận rằng thị trường gấu hiện tại vẫn chưa thể so sánh được với những thị trường khác về mức độ khi nói đến các hodler.

Glassnode giải thích vào tuần trước:

Khả năng sinh lời của mạng không hoàn toàn đạt đến mức độ từng chứng kiến trong các giai đoạn khủng hoảng tài chính nghiêm trọng như các chu kỳ trước đây, tuy nhiên, việc số lượng các đồng coin đang được HODL thay đổi có thể giải thích hợp lý phần nào cho điều này.

Tuy nhiên, khi nói đến những hodler trong thị trường gấu, có vẻ như họ ít muốn đầu tư ở các mức giá hiện tại.

Tâm lý sợ hãi bước vào tháng thứ hai liên tiếp

Dường như không có gì làm lung lay tâm lý sợ hãi trên thị trường tiền điện tử.

Chỉ số Crypto Fear & Greed Index hiện đã cho thấy tâm lý “sợ hãi” hoặc “sợ hãi tột độ” trong hai tháng liên tiếp.

Fear & Greed sử dụng một loạt các yếu tố để chuẩn hóa mức điểm cho tâm lý thị trường và năm 2022 đã mang lại kết quả không giống như hầu hết các năm.

Trước đó, chỉ số này đã chứng kiến khoảng thời gian dài nhất từ trước đến nay chìm trong khung “sợ hãi tột độ” và “cột mốc” này hiện chỉ còn thiếu một tháng nữa là sẽ lặp lại.

Tính đến ngày 17/10, chỉ số đo lường được kết quả 20/100, cao hơn khoảng 10 điểm so với mức đáy cũ của thị trường gấu nhưng cao hơn 14 điểm so với mức đáy của năm nay.

Chỉ số Crypto Fear & Greed Index. Nguồn: Alternative.me

THEO DÕI CHÚNG TÔI TRÊN FACEBOOK | TELEGRAM | TWITTER

TAGS: BITCOIN